Việc quỹ 100 tỷ đồng của SSI dành cho startup Việt Nam chưa tìm được chốn giải ngân, ông Nguyễn Khánh Quỳnh - Giám đốc đầu tư Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM) cho biết: Như một trào lưu, các Startup ở Việt Nam hiện chủ yếu theo lĩnh vực ICT (Công nghệ, Thông tin và Truyền thông)…, khá phù hợp với tiêu chí đầu tư của Cyber Agent, IDG… và các quỹ đầu tư mạo hiểm tương tự.
Trong khi đó, thực tế là không nhiều Startup lựa chọn các ngành nghề căn bản như nông nghiệp, thực phẩm – những lĩnh vực SSI ưu tiên rót vốn - do có nhiều rào cản về nguồn lực để gia nhập thị trường (như quỹ đất, tài chính, thương hiệu…) và quá trình xây dựng mất rất nhiều thời gian và công sức và khó có thể nhân rộng nhanh chóng.
Lý do thứ 2, theo ông Quỳnh, quỹ này khó giải ngân do các Startup trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm thường bị ảnh hưởng bởi các start-up trong lĩnh vực công nghệ, internet…trong vấn đề định giá (valuation).
“Họ có thể kỳ vọng một mức định giá rất không hợp lý. Điểm khác biệt trong định giá hai loại hình doanh nghiệp này là khả năng nhân rộng và khả năng tăng trưởng nhanh”, ông Quỳnh nói.
“Với doanh nghiệp hàng tiêu dùng, thực phẩm, nông nghiệp…không thể nhân rộng nhanh như doanh nghiệp internet (có thể nhân hàng nghìn lần trong một tuần), mà đòi hỏi phải một quá trình lâu dài và bền vững để có được sản phẩm chất lượng, tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng và mở rộng được thị trường tiêu thụ”.
3 tiêu chí lựa chọn Startup để rót vốn
Theo ông Quỳnh, các Startup sẽ được ưu tiên rót vốn theo các tiêu chí sau:
- Lĩnh vực kinh doanh: Nông nghiệp, thực phẩm, hàng hóa & dịch vụ tiêu dùng, logistics…
" alt=""/>Khó giải ngân quỹ 100 tỷ đồng vì Startup Việt ít chọn ngành cơ bản như nông nghiệpTrong bức ảnh của Zuckerberg, một vài khán giả tinh mắt chỉ ra rằng, chiếc laptop mang thương hiệu Apple trên bàn làm việc của CEO Facebook không chỉ có băng dính dán kín webcam mà còn có băng dính che phủ khu vực micro kép của máy. Điều đó cho thấy, ngay cả chuyên gia mã hóa vào hàng giỏi nhất trên hành tinh này cũng vẫn áp dụng các biện pháp thô sơ để bảo đảm rằng không có ai đang bí mật theo dõi mình.
Việc lộ mẹo bảo mật của Zuckerberg xảy ra chỉ vài tuần sau khi các tài khoản mạng xã hội của anh bị hack. Theo các nguồn tin, một trong những lí do dẫn các sự cố này bắt nguồn từ việc ông chủ Facebook sử dụng mật khẩu "yếu", dễ bị bẻ khóa là "dadada".
Nếu xét đến việc Zuckerberg từng có thời là hacker và hiện lại nắm giữ vai trò lãnh đạo một hãng công nghệ lớn, bạn sẽ thấy cách bảo mật của anh không phải là trò điên rồ hay hoang tưởng. Hồi đầu năm nay, giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) cũng từng thú nhận đang sử dụng băng dính để bịt kín webcam của mình.
Cách bảo mật thô sơ như trên từng chỉ được các nhà lý luận theo thuyết âm mưu và một vài hacker đề cập đến, nhưng Zuckerberg dường như đã xác thực tính chính thống của nó.
Tuấn Anh(theo Mashable)
" alt=""/>CEO Facebook vô tình để lộ mẹo bảo mật thô sơSở hữu bộ não to không có mấy vai trò trong việc khiến một số người, trong đó có thiên tài vật lý Albert Einstein, thông minh hơn những người khác. Ảnh: Corbis
Từ năm 1836, chuyên gia giải phẫu Đức Friedrich Tiedemann đã viết trên tạp chí Philosophical Transactions: "Chắc chắn có một mối liên hệ giữa kích cỡ tuyệt đối của bộ não với các chức năng trí não và sức mạnh trí óc". Kể từ đó, trong giới khoa học đã có sự chia rẽ ý kiến về việc quan điểm của ông Tiedemann có đúng hay không.
Các phương pháp ghi hình bộ não, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ (MRI), đã giúp các chuyên gia có các đánh giá đáng tin cậy hơn về thể tích bộ não so với trước đây.
Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế, do Đại học Vienna (Áo) đứng đầu, đã tìm hiểu về thể tích bộ não và chỉ số IQ thông qua nghiên cứu dữ của 8.000 người tình nguyện. Họ phát hiện một sự liên quan yếu ớt giữa kích cỡ bộ não và IQ, bất kể giới tính và độ tuổi của đối tượng nghiên cứu.
Nhà nghiên cứu Jakob Pietschnig đến từ Viện Tâm lý học ứng dụng thuộc Đại học Vienna (Áo) giải thích: "Mối quan hệ hiện quan sát được đồng nghĩa, thể tích bộ não đóng một vai trò nhỏ trong việc giải thích kết quả kiểm tra IQ ở người ... Cấu trúc và sự nguyên vẹn của bộ não dường như là cơ sở sinh học quan trọng hơn, trong khi kích cỡ bộ não đóng vai trò như một trong nhiều cơ chế bù đắp của các chức năng nhận thức".
Tầm quan trọng của cấu trúc não so với thể tích não trở nên rõ ràng hơn khi so sánh các loài khác nhau. Chẳng hạn như, cá nhà táng sở hữu hệ thần kinh trung ương lớn nhất, bao gồm cả bộ não và khi kiểm soát yếu tố khối lượng cơ thể, chuột chù đứng đầu danh sách động vật có kích thước não "khủng" nhất so với kích thước cơ thể, vượt xa con người. Điều này ám chỉ, sự khác biệt về cấu trúc não dường như chịu trách nhiệm chính cho sự khác biệt trí thông minh giữa các loài.
Một thực tế khác cũng được coi là căn cứ cho quan điểm rằng kích thước bộ não không tương liên trực tiếp đến IQ là, đàn ông sở hữu bộ não lớn hơn phụ nữ, nhưng không có khác biệt về kết quả kiểm tra IQ toàn cầu giữa 2 giới. Trong khi đó, những người mắc hội chứng đầu quá lớn - một rối loạn tăng trưởng khiến bộ não lớn bất thường - thường có kết quả kiểm tra IQ thấp hơn người bình thường.
" alt=""/>Người não to không thông minh hơn